Chủ Nhật, 24 tháng 2, 2013

Để cây lộc vừng ra hoa theo ý muốn

Cây Lộc vừng một trong bộ tam “Sanh-Đa-Lộc” là biểu tượng cho ước mơ hoài bão hạnh phúc của đời người


Khoảng mười năm trở lại đây, cây Lộc vừng (có nơi còn gọi là cây mưng) đã lên ngôi và có vị trí sánh vai trong bộ tam “Sanh-Đa-Lộc” là biểu tượng cho ước mơ hoài bão hạnh phúc của đời người mà các nghệ nhân đã dày công sưu tầm, tôn tạo và gởi gắm tâm hồn vào tác phẩm.
locvung5.jpg
Lộc vừng có hai loại: Lộc vừng đọt xanh (hay Lộc vừng mỡ) và Lộc vừng đọt tía, miền Bắc gọi là Lộc vừng nếp và Lộc vừng tẻ. Nhiều nơi thường dùng đọt non của Lộc vừng làm rau sống để bữa ăn thêm ngon miệng.Dân gian miền Trung có câu:
                                    “Cá lẹp mà kẹp rau mưng
                              Ông ăn to miếng mụ trừng mắt lên”.
  Hiện nay, từ sân chơi sinh vật cảnh của nhiều nghệ nhân, nhà sưu tầm, nhà vườn…cây Lộc vừng đã có mặt tại khuôn viên của một số cơ quan, xí nghiệp, khách sạn…làm đẹp thêm cho nơi ấy. Trong số đó, có rất nhiều cây được tôn tạo thành những tác phẩm nghệ thuật độc đáo với những dáng, thế khác nhau rất sinh động.
  Lộc vừng có hoa chuỗi dài, lúc nở màu đỏ, có mùi thơm nhẹ nhàng. Những cây mọc tự nhiên ở vùng ven sông, bờ suối và cả trong bể cạn, non bộ, hồ nước đều phát triển tốt. Lúc nở hoa rất đẹp và càng đẹp hơn khi hoa rụng xuống mặt nước, trôi lơ lửng, chen chúc khoe sắc thắm thật ngoạn mục.

locvung8.jpg
Nhiều người chơi cây cảnh, bonsai Lộc vừng đang băn khoăn vì nhiều cây không có hoa, có hoa ít nhiều khác nhau, khi thì trổ hoa vào mùa thu, khi thì mùa hạ và nhiều cây ra hoa đột biến không theo giới hạn vụ mùa. Làm sao để cây Lộc vừng có hoa và trổ hoa theo ý muốn?
  Bài viết của nghệ nhân Vũ Minh Khiêm, Hà Nội đăng trên báo Việt Nam Hương Sắc số 145, tháng 10 năm 2005, trao đổi kinh nghiệm qua nhiều năm thể nghiệm có hiệu quả về cách làm cho Lộc vừng có hoa theo ý muốn, như sau:

  Trước hết, cần thường xuyên bảo vệ cho cây Lộc vừng không bị sâu bệnh, quắn lá, thoái hoá làm hạn chế khả năng trổ hoa.
Dùng chế phẩm giâm cành, chiết cành của công ty TNHH Minh Đức, Hà Nội hoà với phân bón Sông Gianh, hai thứ đó được trộn với nhau theo tỷ lệ do nhà sản xuất hướng dẫn trên bao bì, sau đó phun đậm vào lá và thân cây lúc nắng nhẹ, làm ba đợt liền, đợt nọ cách đợt kia mười ngày thì nhất định Lộc vừng sẽ trổ hoa.
  Muốn Lộc vừng trổ hoa vào mùa thu thì xử lý chúng vào giữa mùa hạ, muốn nở hoa vào mùa hạ thì xử lý chúng vào mùa xuân.

Như vậy, xử lý chúng vào giữa mùa Đông có thể có hoa vào mùa Xuân. Thực tế ở Thừa Thiên Huế đã có những tác phẩm bonsai Lộc vừng trổ hoa trong dịp Tết. Đã hai lần nghệ nhân Huế đạt Huy chương vàng tại Hội hoa xuân tại thành phổ cố đô.
  Mong rằng, từ những kinh nghiệm trên, các nhà chơi cây cảnh, bonsai Lộc vừng thửnghiệm có hiệu quả.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét